Ngành quản trị kinh doanh & marketing ngành đang hot của giới trẻ
Theo thiết kế chương trình đào tạo, hai chuyên ngành này có chương trình đại cương và chuyên ngành cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau trong giai đoạn chuyên ngành khoảng 15%.
Những năm gần đây, nhóm ngành Kinh tế – Quản trị kinh doanh trở thành nhóm ngành hấp dẫn đối với thí sinh trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Theo số lượng thí sinh ĐKDT trong nhóm ngành Kinh tế, thì chuyên ngành Quản trị Kinh doanh – Marketing luôn đứng đầu về số lượng.
Quản trị kinh doanh: Thi khối A, D1, gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp, Thẩm định giá, Kinh doanh bất động sản, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Quản trị bán hàng, Quản trị Khách sạn – nhà hàng và Du lịch lữ hành.
Ngành Marketing: Thi khối A, D1, gồm 2 chuyên ngành Marketing tổng hợp và Quản trị thương hiệu.
Chuyên ngành Quản trị Khách sạn – Nhà hàng và Du lịch lữ hành.
Ngành quản trị kinh doanh du lịch là một chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh. Sinh viên sẽ được học ngành Quản trị du lịch và các dịch vụ liên quan. Sẽ được đào tạo thành Cử nhân kinh tế có kiến thức nền tảng về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế du lịch, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, cũng như trình độ thông thạo ngoại ngữ.
Sau khi tốt nghiệp (với yêu cầu phải đạt chuẩn ngoại ngữ khá cao), sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp du lịch (hãng du lịch và lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và vui chơi giải trí liên hợp..), các cơ quan quản lý du lịch nhà nước (Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch..) và các tổ chức đào tạo, nghiên cứu du lịch.
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tổng hợp và Marketing.
Ngành Quản trị Kinh doanh có 7 chuyên ngành đào tạo, trong đó có chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tổng hợp và chuyên ngành Marketing. Theo thiết kế chương trình đào tạo, hai chuyên ngành này có chương trình đại cương và chuyên ngành cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau trong giai đoạn chuyên ngành khoảng 15%.
Marketing không phải là quảng bá, quảng cáo. Khái niệm về Marketing hiện đại rất rộng, không chỉ bao gồm trong kinh doanh mà cả các vấn đề xã hội. Marketing nó có nhiệm vụ kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó nghiên cứu, tổ chức, phân phối từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Khi các nhà sản xuất muốn giới thiệu sản phẩm của mình, các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn đều phải cần có bộ phận markeing. Như vậy, xét về lâu dài, khi nền kinh tế phát triển, thì triển vọng của ngành này sẽ không thể thiếu được.
Hiện nay có nhiều trường đào tạo các chuyên ngành này như:
– Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Cụ thể, số lượng thí sinh thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM năm 2007 là 54.406 TS, năm 2008 là 29.809 TS và năm 2009 là 35.086 TS. Điểm trúng tuyển của trường qua các năm dao động trong khoảng 19-20 điểm.
– Trường Đại học Tài chính – Marketing (thuộc Bộ Tài chính) thông báo tuyển 1600 chỉ tiêu hệ ĐH trong kỳ tuyển sinh năm 2010. Điểm chuẩn các năm trước: 2007 và 2008 là 13 – 15, năm 2009 là 15 điểm…
Nói chung, điểm chuẩn của các trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chỉ tiêu tuyên sinh, số lượng và trình độ thí sinh dự thi, độ khó dễ của đề thi, chất lượng làm bài của thí sinh… Do bị tác động của nhiều yếu tố nên khó có thể dự đoán chính xác được điểm chuẩn của mỗi trường. Các bạn có thể nghiên cứu biến động điểm chuẩn của các trường 3 năm gần đây và các yếu tố trên để có thể đưa ra dự đoán để chọn trường.
Cơ hội việc làm và yêu cầu tố chất cần có:
Cơ hội việc làm sau khi ra trường phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có nhu cầu xã hội về ngành đào tạo cụ thể, có sự phấn đấu rèn luyện của sinh viên và sự hỗ trợ của nhà trường đối với sinh viên. Tuy những đào tạo của nhà trường là quan trọng, nhưng không thay thế được sự nỗ lực, phấn đấu của chính bản thân người học. Chính sinh viên là người quyết định cơ hội việc làm của mình sau khi ra trường. Và đế học tốt các ngành kinh tế, trong đó có ngành QTKD thì điều cần thiết nhất, đó là bạn phải có tố chất quản lý, kinh doanh. Các bạn chú ý đến các yếu yếu tố như:
– Cần có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội. Kiến thức chung này sẽ giúp cho những nhà quản trị tương lai có cái nhìn tổng thể bức tranh kinh tế – xã hội, từ đó có những quyết sách lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp trong ngắn hạn và trong dài hạn. Đặc biệt, các hiểu biết về chính sách, kiến thức về pháp luật là hành trang không thể thiếu hằm phát triển doanh nghiệp đúng hướng, đúng pháp luật, đúng chiến lược đã vạch ra.
– Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghề nghiệp là rất cần, đặc biệt là khả năng quản lý, tiếp nhận và xử lý những thông tin vốn rất đa dạng, phong phú, có khi những thông tin này trái ngược nhau, rất khó xử lý. Có kiến thức chuyên môn để có đủ bản lĩnh trong tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.
– Yếu tố nhạy bén trong giải quyết các tình huống phát sinh, biết tận dụng các cơ hội trong kinh doanh, biến cơ hội thành kết quả cụ thể là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong những tốt chất của người quản lý. Đặc biệt phải có đủ nhẫn nại, chịu đựng cần thiết để vượt qua những giai đoạn khó khăn chung của đất nước, của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn suy thoái, khủng hoảng, thách thức cần phải kiên trì để vượt qua.
– Có hoài bão và cũng biết chấp nhận rủi ro. Không phải lúc nào cũng thuận lợi, do đó quản trị rủi ro là rất cần thiết.
– Có sức khỏe tốt đủ để chịu đựng cường độ làm việc cao, áp lực cạnh tranh thường xuyên.
– Có đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, biết trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và với cộng đồng.
Khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh – Marketing có thể trở thành các chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như: Phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng tổ chức nhân sự hoặc là thư ký giúp việc cho các nhà quản lý các cấp trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp, hoặc là chuyên viên ở các phòng ban chức năng của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể trở thành các doanh nhân hay các giám đốc điều hành chuyên nghiệp ở tất cả các loại hình tổ chức kinh doanh trong nước và nước ngoài.
Leave a Reply