Những lỗi thường gặp trong quá trình tuyển dụng
Đồng thời, điều này cũng giúp các thành viên thảo luận về những điểm mạnh và yếu của ứng viên và giúp quyết định ai sẽ vào vòng trong.
Tất cả chúng ta đều bận rộn, vì thế nhiều người cho rằng khó dành thời gian để chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn. Nhưng nếu dành một chút thời gian với những bước sau, bạn sẽ thêm vào nhiều giá trị cho quá trình tuyển dụng và đưa ra quyết định tốt hơn.
Sau đây là 5 lỗi được các chuyên gia tuyển dụng đưa ra để các nhà tuyển dụng tránh vấp phải.
1.Không định nghĩa được yêu cầu cụ thể của công việc
Nếu bạn không hiểu rõ về mục tiêu của doanh nghiệp, bạn sẽ đánh mất cơ hội để tuyển dụng được người giỏi. Liệu bạn đã xác định được kết quả công việc của vị trí đang tuyển trong đầu mình? Bạn và những thành viên hội đồng tuyển dụng có đồng ý kiến về những tiêu chuẩn của vị trí đang tuyển?
Hãy tập hợp các thành viên liên quan trong buổi phỏng vấn. Cùng nhau thống nhất về những ưu tiên của công việc và những nhiệm vụ phải hoàn thành của công việc để xác định những ứng viên sáng gía nhất. Khi thực hiện được những điều này, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với kết quả vì hiếm công ty nào làm điều này.
2.Không lập được bảng đánh giá ứng viên khi phỏng vấn
Trước buổi tuyển dụng đầu tiên diễn ra, hãy thiết kế một bảng đánh giá ứng viên, liệt kê những tiêu chuẩn hoàn thành công việc quan trọng và kĩ năng công ty muốn tuyển. Công ty nên có 7 tiêu chuẩn (kĩ năng bán hàng, kĩ năng tổ chức, khả năng lãnh đạo…). Với mỗi tiêu chuẩn bạn nên đưa mức điểm từ 1-5. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng chấm điểm mỗi ứng viên một cách khách quan với mỗi tiêu chí quan trọng với công việc.
Ngoài ra nên khuyến khích mỗi thành viên tuyển dụng viết lại những gì được trao đổi trong buổi phỏng vấn, hơn là những gì họ nghĩ là được nói đến trong buối phỏng vấn. Khi các thành viên hội đồng phỏng vấn kiểm tra lại các ghi chú, nó sẽ làm nhà tuyển dụng nhớ lại những câu trả lời của ứng viên. Đồng thời, điều này cũng giúp các thành viên thảo luận về những điểm mạnh và yếu của ứng viên và giúp quyết định ai sẽ vào vòng trong.
3.Không biết cách hỏi các câu hỏi mở, các câu hỏi định hướng
Nếu bạn phải bước vào một buổi phỏng vấn ngay bây giờ mà chưa kịp chuẩn bị gì hết, liệu bạn có thể hỏi những câu phỏng vấn hay và học những thứ cần thiết để đưa ra một quyết định đúng đắn về một ứng viên? Hãy sử dụng những câu hỏi dưới đây, bạn sẽ điều khiển được một buổi phỏng vấn thành công.
– Mục tiêu nào lớn nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của bạn?
– Tại sao lại như vậy?
Tất nhiên, với nhiều sự chuẩn bị hơn bạn có thể hỏi nhiều câu trọng tâm hơn. Nhưng những câu hỏi mở nối tiếp sẽ cho phép ứng viên mô tả những gì anh/cô ta thực hiện mục tiêu của đời mình và tạo cơ hội cho đưa nhiều thông tin chi tiết về chuyên môn của mình. Hãy thử những câu hỏi này trong lần phỏng vấn tiếp theo, bạn sẽ ngạc nhiên về những gì bạn nhận được.
4.Không biết cách lắng nghe
Khi bạn tiến hành một buổi phỏng vấn, bạn dành bao nhiêu thời gian để nói? Trong hầu hết những buổi phỏng vấn, nếu con số này vượt trên 25%, bạn đang nói quá nhiều. Sau đây là cách bạn sửa lỗi này.
Trong hầu hết những tình huống phỏng vấn, bạn nên hỏi những câu hỏi mở, lắng nghe, hỏi những câu hỏi tiếp theo, lắng nghe và sau đó lặp lại quá trình. Ngừng nói, và bắt đầu hỏi và lắng nghe trong suốt quá trình phỏng vấn. Quyết định của bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích.
5.Không trao đổi ngay sau buổi phỏng vấn
Tối ưu nhất, bạn nên có buổi trao đổi trực tiếp với hội đồng tuyển dụng nhiều thành viên. Nếu bạn chưa làm bao giờ, hãy thực hiện ngay. Bạn sẽ đạt được giá trị cao nhất khi buổi phỏng vấn nhiều người tham gia.
Ngay sau khi buổi phỏng vấn diễn ra, càng sớm càng tốt hãy gặp những thành viên này và hội ý về các ứng viên và các ấn tượng họ có được. Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì các thành viên này ghi nhận được và ngược lại.
Leave a Reply